Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013
Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013
Các thực phẩm kị nhau
CÁC LOẠI THỰC PHẨM KỊ NHAU
1. Sữa bò và nước hoa quả chua (Cam, quýt):
Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
2. Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ.
Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.
3. Không nấu gan động vật với carốt, rau cần
Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
4. Không ăn dưa chuột với cà chua.
Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với Cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.
5. Sữa đậu nành và trứng gà:
Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
6. Tỏi + trứng vịt: nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc.
7. Sữa đậu nành và đường đen
Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất “lắng biến tính”, chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.
8. Thịt dê, thịt chó và nước chè:
Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.
9. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C:
Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn, nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh… sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.
10. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho:
Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
11. Thịt dê kỵ giấm:
Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.
12. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau.
Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.
13. Hồng với cua.
Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.
14. Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).
15. Cá chép kỵ thịt cầy:
Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.
16. Bí rợ kỵ cải thìa:
Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.
17. Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).
18. Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).
19. Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau:
Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.
20. Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây:
Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
21. Cà chua kỵ rượu:
Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.
23. Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành:
Đậu hủ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.
24. Đào lông kỵ thịt ba ba:
Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.
25. Tiêu muối kỵ chè – cháo:
Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B; chất khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối (người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ). ( Lời bình : Cái này chắc là muối diêm chứ không phải muối và tiêu.)
26. Thịt ba ba kỵ trứng gà:
Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.
27. Thịt bò kỵ hạt dẻ:
Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
28. Cà rốt kỵ củ cải:
Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.
29. Củ cải kỵ nấm mèo đen:
Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.
30. Rượu kỵ thịt bò:
Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai
31. Nhân sâm và hải sản kỵ nhau:
Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
sưu tầm
1. Sữa bò và nước hoa quả chua (Cam, quýt):
Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
2. Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ.
Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.
3. Không nấu gan động vật với carốt, rau cần
Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
4. Không ăn dưa chuột với cà chua.
Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với Cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.
5. Sữa đậu nành và trứng gà:
Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
6. Tỏi + trứng vịt: nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc.
7. Sữa đậu nành và đường đen
Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất “lắng biến tính”, chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.
8. Thịt dê, thịt chó và nước chè:
Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.
9. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C:
Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn, nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh… sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.
10. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho:
Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
11. Thịt dê kỵ giấm:
Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.
12. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau.
Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.
13. Hồng với cua.
Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.
14. Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).
15. Cá chép kỵ thịt cầy:
Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.
16. Bí rợ kỵ cải thìa:
Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.
17. Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).
18. Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).
19. Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau:
Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.
20. Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây:
Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
21. Cà chua kỵ rượu:
Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.
23. Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành:
Đậu hủ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.
24. Đào lông kỵ thịt ba ba:
Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.
25. Tiêu muối kỵ chè – cháo:
Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B; chất khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối (người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ). ( Lời bình : Cái này chắc là muối diêm chứ không phải muối và tiêu.)
26. Thịt ba ba kỵ trứng gà:
Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.
27. Thịt bò kỵ hạt dẻ:
Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
28. Cà rốt kỵ củ cải:
Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.
29. Củ cải kỵ nấm mèo đen:
Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.
30. Rượu kỵ thịt bò:
Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai
31. Nhân sâm và hải sản kỵ nhau:
Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
sưu tầm
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013
GẶP LÀ DUYÊN- YÊU LÀ PHẬN
Ở một vùng biển xa xôi, có một con cá lớn rất đẹp nhưng lại cô đơn, hàng ngày nó chỉ biết dạo chơi ở những nơi đáy biển sâu nhất, lạnh nhất, những âm thanh vắng lạnh vang lên, từng giọt từng giọt khi nó thở ra bọt khí..
Có một ngày, thấy chán ngán thứ nước lạnh lẽo này, nó đã bơi về phía thượng nguồn. Khi nhô đầu lên mặt nước, nó nhìn thấy mặt trời ấm áp, thế giới tươi đẹp và … một cô cá nhỏ màu hồng vờn trên những bọt sóng, dáng vẻ rất vui tươi. Cá nhỏ nhìn thấy nó thì vui vẻ chào: “Xin chào, bác cá”.
“Gì cơ?” Cá lớn rất tức giận nói: “Cô chẳng lịch sự gì cả, tôi vẫn còn trẻ mà, sao lại gọi tôi là bác?”. Cá nhỏ ồ lên một tiếng: “Còn trẻ á, vậy mà tôi còn tưởng anh là lão cá già thành tinh”.Cá nhỏ vừa nói vừa tiện tay lấy một đoạn dây thép uốn thành vòng tròn vợt nước biển, làm thành cái gương nước đưa cho cá lớn rồi nói: “Anh hãy tự nhìn cái dáng vẻ già nua và cô đơn của mình đi”.
Cá lớn tự nhìn lại mình, đúng là một kẻ cô đơn và tiều tụy. Cá nhỏ lấy lại chiếc gương và nói: “Chắc chắn là do anh suốt ngày ở dưới đáy rồi, anh nên thường xuyên lên trên tắm nắng, giống tôi đây này”. Cá lớn tròn mắt “Tắm nắng?”. Cá nhỏ cười “Chính là khi có nắng thì nhô lên và bắt đầu tắm nắng”.“Đúng là cô cá mặt trời đầy thú vị”, cá lớn tự nhủ. Thế là từ đó cá lớn thường xuyên lên mặt biển chơi đùa, trò chuyện cùng cá nhỏ và chẳng bao lâu chúng trở thành bạn tốt của nhau.
Bên cạnh một cá lớn lạnh lùng, cứng rắn là một cá nhỏ nhiệt tình, mềm yếu. Bên cạnh một cá lớn điềm tĩnh, trầm tư, có đôi lúc thô lỗ là một cá nhỏ vui vẻ, dịu dàng và có phần tinh nghịch. Hai tính cách ấy cứ thế song hành cùng nhau dù không ít lần cãi vã.
Có lúc cãi nhau tới hai giờ, cá nhỏ rất tức giận. Cá lớn không dỗ dành nó, quẫy đuôi một cái rồi bơi xuống đáy biển. Cá nhỏ ngồi trên những bọt sóng nhìn ánh trăng mà khóc, nó tự nói với mình: “Cá nhỏ ơi đừng giận nữa, làm em giận là anh không đúng. Xin lỗi em, sau này anh nhất định sẽ yêu thương bảo vệ em”. Nói xong thì nó tự cười với mình, trên mặt vẫn còn đọng những giọt nước mắt. Thực ra, cá lớn đang đứng từ đằng xa nhìn cá nhỏ. Nhìn thấy cá nhỏ tự gạt mình, nó cảm thấy xấu hổ vì những chuyện đã xảy ra. Hôm sau cá lớn liền đến tìm cá nhỏ. Cá nhỏ vốn rất vô tư, sau khi ngủ một giấc thì đã quên hết những chuyện buồn, vừa nhìn thấy cá lớn nó vô cùng mừng rỡ.
Cá lớn lúc vui vẻ cũng trêu đùa cá nhỏ, lúc ở dưới đáy nước cũng nghĩ xem cá nhỏ đang làm gì. Hai bên dù tính cách khác nhau nhưng điều đó cũng không ngăn được chúng nhớ về nhau.
Cá lớn rất thích chơi với cá nhỏ nhưng vùng nước lạnh nơi đáy biển vẫn là nhà của nó. Đó là sự thật không thể thay đổi. Cá nhỏ tuy rằng rất thú vị, ấm áp song với cá lớn dường như những thứ càng ấm áp thì càng hoang tưởng, càng nhiều ánh sáng thì càng xa xôi.Bất kể là con cá nào thì cũng không thể thay đổi thuộc tính của mình, bởi không tìm được cách thích ứng thì sẽ không thể sinh tồn. Cá lớn lên mặt biển nhiều lần, từng mảng vẩy đã bị bong ra, lớp bảo vệ bên ngoài đã yếu hơn, đối với nó đây là điều thật đáng sợ.
Lần cuối, nó nói với cá nhỏ rằng nó không thể tiếp tục lên chơi cùng cá nhỏ được nữa. Cá nhỏ gật gật đầu, rất ngoan không ầm ĩ, không hỏi bởi trong lòng nó hiểu. Đó là lần cuối chúng cùng nhau tắm nắng. Cá lớn bắt đầu cảm thấy đau rát trên da, cá nhỏ cũng cảm thấy đau nhưng là ở trong lòng. Cá nhỏ nhìn cá lớn khóc và nói: “Em rất muốn cãi nhau với anh… cái dáng vẻ xấu xí của anh… em sẽ không nhớ anh nhiều nữa đâu … ”.
Cá lớn nhìn cá nhỏ mà nhói đau nhưng lại nói: “Em… là kẻ đáng ghét nhất”, rồi từ từ bơi xuống đáy biển lạnh lẽo.
Cá lớn cuối cùng cũng trở về đáy biển, nhiều năm trôi qua nó không hề lên mặt biển. Thỉnh thoảng, nó tự hỏi không biết cá nhỏ sống thế nào, có còn nhớ nó không. Đôi khi, nó nhờ những đợt sóng thủy triều hỏi tin tức của cá nhỏ nhưng không hề có hồi âm.
Một hôm, cá lớn muốn lên mặt biển. Thế là nó bơi về phía thượng lưu, bơi được nửa đường thì phát hiện một thứ gì đó rất lạ… là xương của cá nhỏ. Điều kỳ lạ là, đầu của nó vẫn hướng xuống dưới biển,dường như dù có phải chết nó cũng muốn bơi xuống đáy biển.
Cá lớn bơi đến gần, đột nhiên nó bất động. Chúng đã quá thân thiết nên dù có hóa thành tro, nó cũng nhận ra cá nhỏ, đây chính là xương của cá nhỏ. Cá nhỏ đi tìm cá lớn nhưng nó quá nhỏ bé, không thể chống chọi với cái giá lạnh của biển sâu. Nó đã đi tìm cá lớn theo tiếng gọi của con tim.
Các bạn à, trong cuộc sống cũng vậy, giữa một biển người gặp nhau quen nhau là Duyên, yêu thương nhau là Phận…đã có Duyên-Phận với nhau là Phúc, để giữ được Phúc thì chúng ta phải biết trân trọng nâng niu những gì cuộc sống đã mang lại. Đừng để vì 1 lúc thiếu suy nghĩ để mất đi Hạnh phúc của mình, đừng để như chú cá lớn xấu xí phải suốt đời ân hận các bạn nhé.
ST
Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013
Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013
LỜI PHẬT DẠY VỀ TÌNH YÊU
NGƯỜI: Thưa Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm 1 người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào?
ĐỨC PHẬT: Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?
NGƯỜI: Thưa vâng.
ĐỨC PHẬT: Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy ?
NGƯỜI: Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?
ĐỨC PHẬT: Trong hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.
NGƯỜI: Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Đức Phật
ĐỨC PHẬT: Vậy thì vợ con hạnh phúc
NGƯỜI: Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Đức Phật?
ĐỨC PHẬT: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi 1 tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.
NGƯỜI: Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.
ĐỨC PHẬT: Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang 1 người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.
NGƯỜI: Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác
ĐỨC PHẬT: Con cũng đã từng nói thế phải không?
NGƯỜI: Con...con...con...
ĐỨC PHẬT: Bây giờ con nhìn 3 ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?
NGƯỜIi: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.
ĐỨC PHẬT: Ba ngọn nến ví như 3 người đàn bà. 1 ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu...Ngay đến 1 trong 3 ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không t́ìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?
NGƯỜI: Con...con...con...
ĐỨC PHẬT: Bây giờ con cầm 1 cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?
NGƯỜI: Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.
ĐỨC PHẬT: Bây giờ con đặt nó vô chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất
NGƯỜI: Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.
ĐỨC PHẬT: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vô chỗ cũ, con lại không tìm được 1 chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.
NGƯỜI: Con hiểu rồi, không phải Đức phật bảo con phải ly hôn vội vã, Đức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.
ĐỨC PHẬT: Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con đi đi!
NGƯỜI: Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.
ĐỨC PHẬT: A di đà phật...
Sưu tầm
Trà - một loại thuốc tiên
Khảo sát mới cho thấy việc uống trà xanh thường xuyên có thể kéo giảm bình quân 1,3 kg thể trọng trong vòng 12 tuần trong khi người dùng vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường.
Giảm cân, ngừa bệnh tim mạch, ung thư
Nhiều công trình khoa học được công bố trên 12 bài báo của Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ (AJCN) số ra mới đây cho thấy trà có thể được xem là loại thuốc tiên trong việc giảm cân, ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính và trợ giúp sức khỏe tâm thần.
TS Jeffrey Blumberg đã tổng hợp nghiên cứu của các chuyên gia từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, ĐH California và một số cơ sở nghiên cứu khác tại Mỹ và Anh, trong đó khảo sát và giải thích một số tác dụng có ích của thức uống phổ biến này.
Là biên tập viên của AJCN, ông Blumberg nhìn nhận rằng đây là các nhà khoa học thuộc lớp chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trên thế giới, đã đóng góp những công trình độc đáo và sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu về mối liên hệ giữa trà với sức khỏe.
Theo trang tin MNT, các nhà khoa học khảo sát thành phần tự nhiên trong trà như polyphenol - được họ ghi nhận giúp tăng cường sự tiêu hao năng lượng và ôxy hóa chất béo, làm giảm cân và duy trì thể trọng bình thường. Khảo sát mới đã cho thấy việc uống trà xanh thường xuyên có thể kéo giảm bình quân 1,3 kg thể trọng trong vòng 12 tuần trong khi người dùng vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường.
Trà giúp giảm chỉ số thể hình (BMI) và số đo vòng bụng, giảm mỡ trong cơ thể và giúp tăng cường sự đốt cháy năng lượng tương đương 100 calo trong 24 giờ.
Về tác dụng ngừa ung thư, một nhóm nghiên cứu phát hiện rằng sau 1 năm, bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển ở 9% người được bổ sung trà, trong khi tỉ lệ này là 30% ở nhóm dùng giả dược để đối chiếu. Một số công trình khác ghi nhận khả năng bảo vệ cơ thể của trà trước các dạng ung thư ở đường tiêu hóa, phổi, vú và da.
Nghiên cứu của TS Claudio Ferri tại Ý cho thấy trà đen làm hạ huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp, trung hòa các tác dụng tiêu cực trên mạch máu và áp lực máu của các bữa ăn nhiều mỡ. Ông Ferri nhận định: “Nghiên cứu của chúng tôi được xây dựng trên những công trình trước đây, cho thấy rõ việc uống một tách trà mỗi ngày có thể trợ giúp chức năng lành mạnh của mạch máu và huyết áp. Những công trình đó nêu bật khả năng kéo giảm các tai biến như đột quỵ, cơn đau tim và bệnh tim mạch khác ở các tầng lớp dân cư”.
Chắc xương, củng cố sức khỏe tâm thần
Lợi ích khác của polyphenol trong trà xanh được ghi nhận thêm là cải thiện chất lượng và độ chắc của xương, đặc biệt trước nguy cơ loãng xương. Số liệu cho thấy uống trà có thể kéo giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi ở người trên 50 tuổi.
Một số nghiên cứu khác phát hiện rằng việc uống trà có thể giúp tăng cường sự chú ý và khiến chúng ta tập trung vào công việc dễ dàng hơn. Một nhóm người tình nguyện dùng 2-3 tách trà trong 90 phút và kết quả cho thấy họ thực hiện công việc thử nghiệm với độ chính xác, sự chú ý cao hơn cũng như cảm thấy tỉnh táo hơn so với nhóm người dùng thức uống giả trà để đối chiếu.
Các nhà khoa học ghi nhận rằng axít amin theanine và caffeine trong trà có thể mang lợi ích về tâm thần cho người dùng như trợ giúp sự chú ý, khiến tâm trạng sảng khoái và tăng thêm thành tích trong công việc.
Trà được xem là thức uống phổ biến thứ nhì, chỉ sau nước. Theo Hiệp hội Trà Mỹ, khoảng 158 triệu người uống trà ở nước này, gồm cả trà nóng và trà đá. Tại Anh, trung bình có khoảng 156 triệu tách trà được uống mỗi ngày. TS Blumberg cho biết: “Con người đã uống trà cách nay 5.000 năm, từ thời đồ đá. Những nghiên cứu hiện đại cung cấp thêm bằng chứng cho thấy thưởng thức thứ nước uống có từ thời cổ đại này thực sự có lợi cho sức khỏe”.
Theo Trúc Lâm (Người lao động
Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)