Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Lời Phật dạy chữ Nhẫn





Phật tử chúng ta khi lễ Phật chúng ta đọc sao “ Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ…” chánh điện chùa Thiên Phước “ Điều Ngự Sư”

Trong cuộc sống thường ngày, vui vẻ an lạc tinh thần thoải mái là một mong ước lớn nhất của con người. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều sự việc ngoài ý muốn, do mình tạo, hay người khác tạo ra, gây cho mình bực bội khó chịu, nóng giận trong lòng. Nếu không biết cách hóa giải nên chúng ta giải quyết bằng lời nói hành động tiêu cực, dẫn đến hiệu quả không tốt đẹp, và tạo nghiệp chẳng lành cho kiếp sống hiện tại, và chịu quả báo xấu về sau.

Để giảm bớt tác hại do hành nghiệp này gây ra

Hôm nay nhân dịp lễ…tôi xin trình bày đến quý phật tử một phương pháp của Phật dạy “ sống nhẫn theo lời Phật dạy.

Người xưa thường hay nói : một câu nhịn chín điều lành, hay “ chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”

Định Nghĩa: Nhẫn là nhẫn nhục, là nhịn, là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình. Đây là pháp tu của Bồ Tát: bố thí trì giới…mà mục đích là tu và độ chúng sanh( lợi mình lợi người),

Nếu không biết nhẫn thì trong tâm hồn luôn có một ngọn lữa, chờ gió nhẹ thổi tới là bùng cháy. Khi mà cháy thì các vị biết cái gì rồi, nhiều người không hiểu nói nhẫn là nhục lắm…đó chỉ là sự đè nén, chịu đựng…nếu vậy chưa phải là nhẫn.

Nhẫn nhục là giữ thái độ hòa hiếu, hóa giải những phiền não do sự sân giận đem lại, và khi sân giận mang lại hầu như không có kết quả tốt đẹp như câu ngạn ngữ “giận quá mất khôn” mà chúng ta từng nghe.





Những trường hợp NÀO CHÚNG TA cần phải nhẫn nhục ?

Thứ nhất là bị người khác xúc phạm:

Người nhỏ hơn, hay bằng mình xúc phạm : vô lễ, hỗn, có thái độ chống đối…

Ví dụ; khi ở nhà chúng ta bị con cháu vô lễ nếu không biết nhẫn thì mình phải sao ? chữi cha nó chứ không thèm chữi nó, hoặc giận nữa thì chữi ông nội nó.. Nhiều khi cháu mình nó sai, mình kêu lại rầy, nó đứng chống nạnh trả lời “ ông là cái thá gì mà nói tui”. Đối với phật tử chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không biết nhẫn thì việc tu tập chưa đạy ý nguyện, có khi mình là người quy y lâu, đến chùa tu học, công quả cũng lâu, nay gặp mấy đứa nhỏ hơn mới vô, mình góp ý nó, nó nói bà lấy quyền gì mà nói tui, chùa này chỉ có trụ trì thôi…

Bị lớn hơn, có uy quyền hơn xúc phạm : chèn ép, tước đoạt hết quyền lợi, tại vì thấy mình nhỏ, nghĩ rằng không biết, mình ngu…nên dùng cái quyền người lớn để dọa nạt…nên chúng ta là người lớn hơn phải dùng điều đúng để đối xử…

Người vó uy quyền : Chúng ta đang sống trong một xã hội độc lập, tự do, hạnh phúc…mục tiêu của Đảng, Nhà nước đưa đất nước tiến tới một xã hội dân giàu nước mạnh. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…tuy nhiên trong lộ trình hướng tới đó, có khi chúng ta cũng gặp một vài trường hợp bị xúc phạm, nếu có xảy ra thì chúng ta phải làm sao? Phải nhẫn, vì đó chỉ là một vài trường hợp cá nhân thôi, chứ chúng ta không thể đổ lỗi hết cho cả xã hội là không được.

Hoặc nghe nói ông thầy này, bà sư cô kia sai thì được chứ quơ cả thầy chùa vô là không được. nên chúng ta phải nhẫn để quán chiếu, để hóa giải, để tìm hướng giải quyết, chứ không thể có hành động tiêu cực dẫn đến hậu quả không tốt ( dẫn truyện : như hôm rồi báo đăng: xe hon da chở ba, …” chống thi hành công vụ”,“ mẫu chuyện Xá Lợi Phất và La Hầu La đi khất thực”)

Còn cả hàng trăm hàng ngàn trường hợp làm cho ta không được như ý: có những trường hợp từ trên trời rớt xuống, là thế nào, thiên tai bão lũ, thời tiết nóng lạnh, mưa gió bất thường, sụp đất, đá lỡ…chúng ta phải dùng chữ Nhẫn mà tu, nếu không tu nhẫn, gặp việc tức giận quá, không biết làm sao, ra đứng ngoài sân nhìn lên cao la làng lên, “ trời ơi ngó xuống mà coi, sao ông ăn ở ác quá…”thực chất có trời nào nghe mình la không ? trời là lòng mình, như “câu truyện vui đổi ngỗng cầu mưa”, câu truyện muốn nói ở đời ai cũng muốn thuận lợi về mình, nếu khi không được thì phải cầu cạnh, mà người có khả năng giải quyết cho mình, thì còn biết bao nhiêu việc người khác nữa, nên nếu không được như ý của mình thì phải nhẫn.

Còn có những trường hợp do mình tạo ra, hay trong gia đình nhỏ bé của mình, chồng nói một tiếng,vợ không nhẫn cãi lại..tức giận đánh nhau, người nào cũng không chịu phần lỗi, cho mình là đúng. Trong trường này một trong hai người dùng chữ nhẫn có thể nhận trách nhiệm về mình “ anh ơi…em biết lỗi rồi mà !” thì mọi việc sẽ theo diễn tiến khác, có khi tốt đẹp hơn rất nhiều.

Nhưng không chịu nhẫn được thể hiện qua những lời nói xuất phát tự con tim, hay đáy lòng, thì dồn nén đó, tội nghiệp cho ai…cho con, cho đồ vật, cho vật nuôi…

Ví dụ: đang bị chữi tức quá không làm gì được, gặp đứa nhỏ đi học về..mắng cho một trận, rồi quay qua con mèo đói, đang đòi ăn..không biết chuyện gì xảy ra, mọi người có thể đoán được ý rồi đó.

Thứ hai, đối nghĩa với nhẫn nhục là nóng giận:

Chúng ta thấy thường ngày trong cuộc sống, một người nào đó, không thấy họ nhẫn nhịn, thì điều gì ở họ cho chúng ta dễ nhận ra họ? “ sân” sân giận là một trong ba món độc của thế gian.” Một niệm sanh tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”

Hoặc chúng ta sống chung, hay hợp tác làm ăn với những người này thì không thuận lợi cho mấy. trong gia đình vợ chồng sống với nhau một nhà, chồng nóng nảy quá, thì làm khổ vợ con, hoặc có khi trong nhà chẳng may có đứa con nóng nảy thì cũng vậy…, nếu chống đối thì mất hạnh phúc. “ câu chuyện chỉ có con cá mà giết em ruột”mà báo đã đăng rồi đó, hoặc giả sống chung với một người, mà chất sám họ ít quá…cái đầu tàu hủ.. “ râu rồng nấu với ruột tôm, người khôn sống với người ngu bực mình”

Có một dạng tương đương với sân “phẫn” bên ngoài không thấy biểu hiện gì, nhưng trong lòng họ đang dồn nén để tìm các trả thù, đạo Phật không chấp nhận cách nhẫn nhục này, mà nó là nóng giận đang biến tướng, dạng tâm lý này rất tai hại…

Thứ ba, vậy thì nhẫn nhục cho chúng ta điều gì?

Nếu chúng ta thực hiện được sự nhẫn, thì bản thân rất được nhiều người thương mến, dễ gần, gia đình hạnh phúc, xã hội được tốt đẹp hơn. Xã hội Việt Nam chúng ta thường hay nói về mối quan hệ tình cảm giữa mẹ chồng và nàng dâu. Và sự việc đều không tốt đẹp bao giờ cũng đổ lỗi cho những bà mẹ chồng, mà nguyên nhân sâu xa nhìn chung là nghiêng về nàng dâu. Vì bởi cô dâu là người ngoài, họ có mặt tại nhà chồng để làm gì, và họ được gì ?…nên họ phải là người phải hội đủ tiêu chuẩn mà các bà mẹ chồng đưa ra. Nếu hiểu điều đó cô dâu cố gắng sống tốt, bên cạnh đó áp dụng chữ Nhẫn thì mọi điều sẽ tốt đẹp:

“Học pháp nhẫn chẳng sanh oan trái

Giữ tâm không khỏi phải lụy phiền

Sống cõi đời thông thả bình yên

Hướng nẽo đạo diệu huyền trực chỉ”

(Một số dẫn chứng trong bài nói chuyện được nhắc đến: trận động đất ở nhật bản 2011, người Nhật…và có em bé..Là sức mạnh của người tu: câu chuyện của Quan Âm thị Kính,Bạch Ẩn Thiền Sư..thế À)

Hơn nữa thực hiện được sự nhẫn cũng là giữ sức khỏe cho mình: tim, huyết áp..

Để trả hết nghiệp: theo đạo Phật sở dĩ chúng ta có mặt trong thế giới này, là do chúng ta tạo nghiệp hoặc thiện hoặc chẳng thiện, nên chúng ta sống ở đây là để trả nghiệp, cho mau hết, cho dứt để có được an vui. Vừa trả nghiệp mà vừa làm sạch nghiệp, cũng giống như vừa tu mà chỉ người khác tu, để làm thay đổi Nghiệp. Vừa nhẫn mà vừa tìm phương tiện khéo léo để họ cũng nhẫn như mình, cũng từ bi nhân từ như mình, khi đã hiểu ra thì sạch nghiệp với nhau, và sống an vui hạnh phúc đời này và đời sau.“ Phú Lâu Na tấm gương vĩ đại” “Ngộ Đạt quốc Sư.”

Một vài phương pháp tu Nhẫn :

Chúng ta đưa ra nhiều về tác hại, và lợi ích, bây giờ là mấu chốt quan trọng trong buổi nói chuyện hôm nay, đó là phương pháp tu. Có thể nói có vô số cách mà đức Phật dạy để chúng ta hóa giải nó. Nhưng chúng ta có thể đưa ra một vài phương pháp sau:

a) Niệm Phật: luôn thường xuyên niệm Phật thường ngày, chúng ta tập niệm Phật, Bồ Tát, vì lúc đó nhất tạm niệm Phật, sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp, không thèm để ý đến những sự việc bên ngoài

b) Quán tưởng: ( mổ xẻ) trong đời sống cái gì cũng có mặt tốt và xấu của nó. Khi gặp cảnh chúng ta chia làm hai phần, phần xấu thì mình quán, đây là nghiệp của họ, không ngu gì mà phải hơn thua phần này. Bên cạnh đó còn có cái tốt thì giữ cái tốt để giao lưu với họ. quán xem trong sự việc này có lỗi của mình…không đời này cũng đời quá khứ. Và không thì nghĩ đến cái đám tang (vô thường) vừa đi tiển đưa hôm qua, hay vào nghĩa trang mà nhìn

c) Không cố chấp: coi như trình độ nghiệp lực ngay cỡ đó thì họ ăn nói, hành động cỡ đó, và mình là người gặp phải nghiệp, chuyển sang từ thiện, tụng kinh, làm một việc gì đó, nhớ là đừng đi nhậu, hay tự vẫn nhé!

d) Nuôi dưỡng từ bi và quyết tâm hành trì:

Khi một đứa trẻ khóc ré tức giận, thì đâu thể mắng mỏ nó, mà thương nó, và tìm hiểu xem nó đang cần gì, để có thể đáp ứng cho nó. Và nếu không đáp ứng được thì thương cho nó, nó khóc riết rồi sẽ không tốt cho sức khỏe hay bản tánh của nó. Cũng vậy khi ai đó hành động không tốt với ai đó, hay với chính mình, thì khởi lòng thương họ vì họ đang tạo nhân ác, và quả của họ sẽ khổ đau, và chết bị rơi vào địa ngục.

Chúng ta biết rồi ý nghĩa của chữ Nhẫn, thì từ đây về sau cố gắng tu tâm dưỡng tánh, quy y tam bảo, sống theo lời Phật dạy, theo chính sách pháp luật của nhà nước, nhất định chúng ta sẽ có một cuộc sống an lạc vui tươi cho đời sống hiện tại và mãi mãi về sau.

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Bố thí



BỐ THÍ

Một người hỏi Đức Phật : “Tại sao con nghèo vậy?”
Phật nói : “Vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
Người ấy nói : “Con không có thứ gì cả, thì lấy gì con bố thí?"
Đức Phật trả lời : “Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố thí 7 điều sau đây:
1. Nhan thí – Bố thí nụ cười.
2. Ngôn thí – Bố thí ái ngữ, nói lời hay.
3. Tâm thí – Bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn.
4. Nhãn thí – Bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền từ.
5. Thân thí – Bố thí hành động nhân ái.
6. Tọa thí – Bố thí nhường chỗ cho người cần.
7. Phòng thí – Bố thí lòng bao dung."
À, vậy là việc bố thí không phải chỉ dành cho người giàu và có thể thực hiện bất kỳ lúc nào. Suy cho cùng đó là lối sống tử tế, nhân hậu và quan tâm đến người khác. Cho là nhận, chúng ta sẽ nhận được tương ứng với những gì mà chúng ta đã sẵn lòng cho đi!

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

ĐẠO PHẬT CHÍNH THẬT SIÊU ĐẲNG



Thời Pháp này ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ đã khai thị tại Trung Ương ngày 18 tháng 5 năm Giáp Dần, Tức ngày 7 tháng 7 năm 1974 lúc 10 giờ 20. Như thường lệ, tôi về đến Trung Ương bái chào ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ xong, Ngài nhắc lại thời pháp Ngài đã khai thị chủ nhật vừa qua, đồng bảo tôi đem bút giấy chép ghi, giữa sự hiện diện có ông Pháp Tràng, Pháp Khả, Bà Tạng Trình cùng một vài tín chúng.
Ngài dạy:
-Các ông nên biết, Đạo Phật chính là một mối đạo rất siêu đẳng. Vì sao Siêu Đẳng? Vì mục tiêu của Đạo Phật cốt đưa mọi người đến Tri Kiến giải Thoát, do lẽ ấy mới là Siêu Đẳng. Bởi bậc tu hành chưa hiểu biết được đường tu, hai là đang còn lầm lẫn nghi chấp lưng chừng mà an trụ. Nhưng Đạo Phật đối với bậc nào tu cũng có lợi cả. Bậc có lợi tạo nên Phước Đức, người có lợi tạo hiền lành, bậc có lợi tu tập học hỏi giải được sự lầm lẫn mê chấp nơi mình mà chính mình chưa được biết. Bậc Đại Trí tu tỏ rõ rốt ráo Tri kiến Giải Thoát, như thế đủ biết Đạo Phật đem lại sự ích lợi toàn diện.
Thế nào là giải sự lầm lẫn nơi mình? Chính ở đời mỗi người đều có một cá tánh xấu xa mà mình không đặng biết, khi đã không biết thì gọi là lầm lẫn, vì lầm lẫn nên chống trả nhau, thù ghét nhau sinh ra nghiệp. Khi bước vào tu Phật buổi ban đầu là sửa tánh, suy ngẫm bãi bỏ những đố tật mà mọi người không ưa thích, để tạo nên Đức Tánh làm cho tất cả những người chung quanh mình mến kính, thì Tâm của mình Thường Lạc An Vui. Bằng bậc tu chẳng sửa tánh, không bãi bỏ Đố Tật thì chẳng bao giờ tiến bộ, không bao giờ Tâm mở mang Trí Tuệ, cũng chẳng có được Đức Tánh tốt, Tu như thế dù có tu một trăm kiếp cũng không lấy được một ngày tu vậy.
Ví như có kẻ cá tánh ngang tàng tự cao, đối với mọi người thảy đều không ưa thích, đối với tất cả tự cho mình khôn ngoan đâm ra khinh khi chống báng. Lẽ dĩ nhiên kẻ ấy bị cô lẻ mức sống cô đơn, tầm thường, sanh buồn khổ, đó chính là sự lầm lẫn cá tánh ngang tàng, tự cao mà nó phải như thế. Nếu kẻ kia biết thì liền bãi bỏ cá tánh đó đi, đương nhiên nhiều người mến yêu, sống với lối sống đầy đủ khôn ngoan tiến bộ. Lúc bấy giờ ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ ngưng một chốc, Ngài dạy tiếp:
-Lại nữa, có người cá tánh hay dòm ngó để chỉ trích, vặc mắc, xâm xỉa, đem công việc kẻ kia nói cho kẻ nọ nghe. Chính những đố tật, cá tánh nguy hại họ đã tự tạo sự lầm lẫn, họ nào có hay biết họ tự làm cho tất cả những người chung quanh phải xa lánh, họ làm cho những bậc biết đối xử với họ phải ghê sợ. Đương nhiên người ấy một thời gian sinh ra phiền trách mọi người, phát tâm buồn khổ chán chê, đã không ích lợi chi mà chính tự buộc lấy phiền não. Nếu người ấy biết cá tánh xâm xỉa vặt mắc xấu xa thương tổn cho họ, họ liền lìa bỏ, tự nhiên họ sống đầy đủ thoải mái vui tươi.
Hai thời pháp trên Tôi đã nói, thời các ông suy ngẫm cá tánh, đố tật có tổn hại đến con đường tu và thân của các ông chăng?
Chúng tôi đồng thưa: -Thật tổn hại vô kể.
Ngài dạy tiếp:
-Bậc bước vào ngưỡng cửa nhà Phật để tu, vì chưa biết cá tánh xấu xa làm tổn hại đến thân tâm, lại làm cho mỗi ngày thêm mang nghiệp, đó chính là bậc chẳng biết bãi bỏ đố tật cá tánh nơi mình. Vì nó nguy hại như thế nên Phật Đạo mới khuyên can giải trừ những con rắn độc trót lầm mang để tạo lấy Đức. Bậc biết tạo lấy Đạo Đức chính là bậc biết tu đúng, đi đúng trên con đường Phật-Đạo. Đức chính nó là một nền tảng làm cho mọi người ái kính, thân tâm mình nhẹ nhàng vui đẹp. Vì vậy nên nhiều bậc tu hành thường đem những điều lành ra giảng giải, đem những tiền bạc lụa là để bố thí, cốt gây tạo cho thân tâm mình tròn Đức Trí.
Khi bậc tu hành đã biết giá trị sửa tánh, tạo Đức, liền củng cố tu tập làm thế nào cho Đức Trí kia trọn vẹn, trùm khắp bất diệt, lại biết sử dụng Trí bảo tồn Đức nơi mình giúp cho tất cả được hưởng Đức Trí bao dung. Vì lẽ ấy nên mới phát Nguyện làm phẩm Công Đức cúng dường để Công Đức ấy đến chân thành Đức Trí.
Này các ông nên biết, hiện tình ngày nay bậc chưa biết tu, chưa biết xem kinh, thường xem kinh dùng Lý Trí, hãy còn chứa đựng tham vọng nơi mình cho rằng mình đã hiểu biết kinh sách, lời Phật dạy mà thụ chấp mỗi một đoạn kinh nào để tu, chớ chẳng sửa tánh tu tập, Thiện căn, tạo lấy Đức, độ lầm mê, Trí Đức song đồng đặng căn bản Trực Giác. Nên chi trên con đường tu thường vướng vào lời kinh để chấp tự, vô tình hay cố ý chính mình đem lời Tối Thượng kia đặt vào pháp giới ngộ nhận, làm cho Đạo Phật kém Siêu Đẳng.
Đối với Tôi, chủ yếu giảng giải những điểm sai lạc đặng đưa các ông tu hành Tâm Thông Trực Chứng, đó là đúng với Chân Truyền Giác Ngộ phá mê lầm vậy.
ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ dạy đến đây thì vừa có ông Pháp Bang đến lễ bái, xong đồng ngồi lại một bên, Ngài dạy tiếp:
-Này các ông, đối với sự Sửa Tánh nó rất cần thiết cho kẻ tu, vì sao? Vì khỏi va chạm, khỏi chống báng nhau, tu Lục Hòa tạo Đạo Đức. Khi có sẵn Đạo Đức, Đức ấy dung thông liền có trí tuệ để phát Bồ Đề Tâm Nguyện tu Phẩm Công Đức. Công Đức có nghĩa là dùng Công Năng tu tập nơi mình, đem sự lợi ích hiểu biết của mình cứu giúp hoặc giúp đở cho mọi người, lúc xảy đến những chuyện trái ngang, Tâm không phiền trách, đó chính là Công Đức. Lại nữa, từ cử chỉ đến lời nói phải thanh nhã tốn từ để khỏi tổn Đức, để Bảo Trì quả vị, Bảo Trì Phẩm Công Đức gọi là ĐỨC TRÍ SONG TU. Khi Trí Đức biết xử dụng giúp đỡ cho mọ người cổi giải đố tật, cá tánh thời Đức Trí kia được Dung Thông, Tỏ Tánh Giác Ngộ, Từ Hành Dụng đứng đắn, Diệu Dụng Siêu Đẳng, đó chính là Bậc Siêu Đẳng vậy.
Nói đến Siêu Đẳng, duy chỉ có Bậc Đại Giác mới công nhận hay hiểu thấu phần nào, ngoài ra những bậc tập tò sửa Tánh, tập tò tạo Đạo Đức không thể nào hiểu đặng Diệu Dụng Siêu Đẳng. Vì sao? Vì Bậc Siêu Đẳng chẳng khác mấy với vị Đại Lương Y, biết cách chữa bệnh, biết cách cho thuốc, biết từng tánh dược của mỗi vị thuốc, chữa đúng với căn bệnh lầm lẫn của Chúng sanh. Còn bậc đang tu tâm sửa tánh hãy còn vướng mắc nơi bệnh thì làm sao biết được các vị thuốc ngọt bùi, hương vị tánh chất, do lẽ ấy nên không thể nào chỉ nói hoặc nghĩ bàn đến Bậc Siêu Đẳng đặng.
Vì khó nói, khó chỉ nên Phật đã ví dụ như sau đây để các bậc tu hành cố tiến hơn là để nghi chấp.
Phật nói: Trí phàm phu chỉ biết nơi phàm phu, Trí Thinh văn hay Duyên Giác, A La Hán chỉ biết nơi Thinh Văn Duyên Giác, A La Hán, Trí Bồ Tát biết với hàng Bồ Tát. Còn Phật mới biết Phật mà thôi. Do sự hiểu biết Trí Tuệ lầm lẫn Nghiệp Thức khác nhau thì làm sao hiểu nổi Hành Dụng của Bậc Siêu Đẳng? Bậc tu hành duy nhất Tin Vâng đặng lần theo gót chân tu tập mà sở Đắc đến vẹn toàn Siêu Đẳng
Các ông thử nghĩ xem, mỗi một người, một bậc, một kẻ thảy đều có Cá Tánh khác nhau, nên sự lầm lẫn Ý Trí sai nhau. Bằng nói trăm vạn người, trăm vạn kẻ, đến trăm vạn bậc, cứ mỗi cấp bậc như thế thì có trăm vạn kẻ, đồng với trăm vạn người cá tánh chẳng giống nhau thì làm thế nào kể cho hết được những sự lầm lẫn cá tánh của chúng sanh giới? Thế mà bậc Siêu Đẳng chỉ bày dìu dắt đến Tri Kiến tất cả không thiếu sót, vì có như thế nên có câu: Chúng sanh đa bệnh thời Phật Đa Hành.
Vì có Siêu Đẳng tuyệt mỹ vi diệu như thế nên ĐỨC QUÁN THẾ ÂM NHƯ LAI mới Diệu Dụng hóa thể trùm khắp gọi là TỐ NÔ ĐÀ LA NI PHẬT, bởi hộ trì giúp đỡ chúng sanh như thế nên Quán Thế âm Bồ Tát mới hóa thân ra từng người, từng kẻ, từng Bậc để chỉ dạy và thuyết pháp.
ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ dạy xong, Ngài khuyên:
-Tôi khuyên các ông. Trên con đường tu Phật rất Siêu Đẳng khó nghĩ bàn, các ông nên yên phận bảo trì Đức Tánh để mà tu, khi các ông khởi sinh nghi chấp, liền phá nghi chấp. Các ông chớ nên dèm pha nói xấu bạn, nói xấu người, cùng nói xấu các Tôn Giáo bạn, dù cho các ông có bị kẻ nói xấu các ông, các ông nên Hỷ Xả để bảo trì Đạo Đức, hôm nay các ông có mang xấu thì ngày mai các ông đặng tốt, ngày nay các ông có dại nhưng ngày mai các ông có cái khôn Siêu Đẳng, miễn sao Chân Thiện hoàn lai là đặng.
ĐỨC LONG HOA TĂNG CHỦ dạy xong, chúng tôi vui mừng vô kể đồng đảnh lễ phụng hành.
Sau thời Giáo Ngôn khai thị của Ngài, thân tâm chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng lạ thường, như vừa giải bỏ những Nghiệp Lậu trói buộc từ bấy lâu nay. Những lời vàng ngọc của Đức Ngài khai thị thật quý giá vô kể, như những liều thuốc thần dược trị lành các bệnh nghi chấp lầm lẫn, giúp cho các bậc tu thời này cùng thời sau nương nhờ soi tỏ tu tập đặng vào con đường Siêu Đẳng của Phật Đạo mà Tri kiến Giải Thoát toàn vẹn.

LONG HOA HỘI THƯỢNG
Chân Phật Tử: Nguyễn Hữu Lịnh
Pháp Danh: Tạng Nguyên“Phụng lệnh ghi chép"
ĐỨC TĂNG CHỦ điểm sửa để cho phổ truyền”
Ngày 18 tháng 5 Năm Giáp Dần

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Giảm cân bằng bí đao



Bí đao là loại thực phẩm quen thuộc trong nội trợ của chị em phụ nữ và cũng là nguyên liệu dễ kiếm trong tự nhiên. Bí đao rất tốt cho sức khỏe nhưng ít ai biết được hiệu quả giảm cân từ bí đao.





~ Cách giảm cân bằng bí đao hiệu quả ~


Bí đao (còn gọi là bí xanh) chứa nhiều dinh dưỡng như protit, đường, chất xơ, caroteen, vitamin PP, B1, B2, C, các chất canxi, sắt..; nhưng không có lipid. Lượng natri thấp đồng thời có thêm axit không những có thể tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể mà còn ức chế sự chuyển hóa đường thành mỡ, chống lại sự tích mỡ trong cơ thể. Uống nước bí rất ít năng lượng, nên vẫn có thể ăn thêm các thức ăn khác để cung cấp đủ dinh dưỡng. Chính vì thế, uống nước ép bí đao hằng ngày sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.
1. Nước ép bí đao


Cách tốt nhất để giảm cân bằng bí đao đó là dùng nước ép nguyên chất. bạn có thể mua về một vài quả bí đao sau đó ép lấy nước và dùng nhưng một thức uống giải khát đơn giản. bí đao có tác dụng tiêu tan mỡ thừa một cách hiệu quả mà lại tuyệt đối an toàn.





Nguyên liệu:
300g bí đao
1 thìa cà phê muối
4 thìa đường


Cách làm:
Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước.
Hòa thêm chút muối và đường rồi khuấy đều cho hai thứ nguyên liệu này tan hết.
Có thể chia ra uống vài lần trong ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Có thể thay đường trắng bằng đường phèn để có vị thanh mát hơn.
2. Nước ép bí đao và dứa (thơm)


Nguyên liệu:
1 quả bí xanh.
1-3 quả dứa.
Vài viên đá đập vụn.


Cách làm:
Bí xanh bỏ vỏ, cắt ruột thành từng miếng tùy ý.
Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ thành từng miếng tùy ý.
Cho bí xanh, dứa vào máy ép (hoặc có thể dùng máy xay sinh tố). Đổ nước ép ra cốc, cho thêm đá vào để được một ly nước ép hoa quả thơm ngon.


Hỗn hợp nước ép bí xanh và dứa vừa dễ uống lại làm cho bạn luôn cảm thấy mát mẻ và nhẹ nhõm, vì vậy rất tốt cho sức khỏe. Thời gian đầu, bạn có thể uống 2ly/ngày để nhanh chóng giảm cân, và có thể sử dụng ngay cả trước bữa ăn. Đến khi bạn có mức cân nặng như ý, bạn vẫn có thể sử dụng 1 ly/ngày vì thức uống này không chỉ giúp giảm cân mà còn rất tốt cho da của bạn, giúp da căng mịn, hồng hào.
3. Bí đao luộc





Đối với món bí đao luộc rất dễ chế biến, mua bí đao còn non, để ruột, cắt khúc vừa ăn , đun nước đợi sôi rồi đổ bí đao vào, đợi khoảng 10 phút bí đao chín.
4. Canh bí đao





Bên cạnh việc uống nước ép bí đao giảm cân, bạn có thể chế biến đao với món canh nấu sườn hoặc tôm tươi rất thơm ngon cho cả gia đình cùng thưởng thức. Món ăn giàu chất dinh dưỡng này sẽ có tác dụng thanh nhiệt rất hiệu quả cho cơ thể.


Những chị em bị huyết áp thấp sẽ không áp dụng được biện pháp này vì bí đao thì calo ít lắm, 100g bí mới có 15calo nên sẽ làm hạ huyết áp của các chị em. Với những chị em bị huyết áp thấp muốn giảm cân thì cứ nên ăn uống như bình thường vào bữa tối và chỉ coi bí đao xanh như một loại rau mỗi ngày.


Chúc các bạn thành công với phương pháp giảm cân bằng bí đao hiệu quả trên!

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Duyên số





"Có 1 chàng trai đau khổ vì người yêu bỏ đi lấy chồng. Anh ta đau khổ nên tìm lên chùa và hỏi 1 vị sư thầy.

-Tại sao Con yêu cô ấy nhiều như thế mà cô ấy vẫn đi lấy người khác?

Sư thầy mỉm cười và cho anh chàng xem 1 chiếc gương. Trong đó có hình ảnh 1 cô gái đẹp khỏa thân nằm chết bên đường.

Mọi người đi qua đều bỏ đi...

Chỉ có 1 anh chàng dừng lại nhưng cũng chỉ đắp cho cô gái ấy 1 cái áo rồi cũng bỏ đi.

Mãi sau có 1 chàng trai khác đến và đem xác cô gái đi chôn.

Sư thầy nhìn anh chàng và nói:

-Kiếp trước anh mới chỉ là người đắp áo cho cô ấy thôi. Còn người chồng cô ấy lấy bây giờ chính là người kiếp trước đã chôn cô ấy,đó chính là chữ NỢ, anh chỉ có DUYÊN với người Con gái ấy thôi!"

Phật nói rằng, kiếp sống con người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn nhau. Con người gặp nhau là bởi chữ DUYÊN, sống và yêu nhau là bởi chữ NỢ. Nhiều cặp Vợ chồng, đôi lứa đang sống với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác, dẫn đến chuyện chia tay. Những người dung tục sẽ nói người kia là trăng hoa, đểu cáng... nhưng thật ra đó chỉ là người ta đã trả xong nợ và đã đến lúc phải rời đi. Chuyện tình cảm không thể níu kéo được




Sưu tầm

Sao chép { URL } biểu tượng chèn vào comment

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang